THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

Thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức có chức năng và được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thiết kế các hệ thống kỹ thuật PCCC tuân thủ theo luật PCCC 2001 và Nghị định 79/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Thủ tướng chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy. Nội dung điểm 1 Điều 15 của Nghị định quy định về “Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.

Tìm hiểu các công tác thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình, (gọi chung là dự án, công trình), phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập dự án, thiết kế công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.

Thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Tại mục 1 Điều 7 “Thiết kế, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” quy định: Dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất xử dụng; phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải phải thiết kế đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thực hiện.
Thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy là một trong những hạng mục của các hệ thống kỹ thuật PCCC của công trình, vì vậy, quá trình thiết kế cũng phải tuân theo các quy định trong Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ quy định về Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy một công trình có các giai đoạn sau:
– Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo;
Trong thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. Phần thuyết minh của thiết kế cơ sở phải nêu được các nội dung:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; dây chuyền công nghệ sử dụng trong công trình, việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Phương án thiết kế các hạng mục công trình của hệ thống cung cấp nước chữa cháy;
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

Phần bản vẽ của thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy cơ sở bao gồm:

+ Bản vẽ phương án thiết kế chính của hệ thống cung cấp nước chữa cháy trên cơ sở các bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ kết cấu, bản vẽ mặt bằng các tầng điển hình, mặt cắt các vị trí điển hình của công trình.
– Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công lắp đặt tại công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
– Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đói với công trình quy định phải lập dự án. Tùy theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người đầu tư quyết định. Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Hồ sơ thiết kế, tùy thuộc vào thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, ngoài các tài liệu theo quy định tại điều 15, Nghị định 79/NĐ-CP cần phải chú ý các tài liệu khác:
– Dự toán hạng mục công trình cung cấp nước chữa cháy;
– Bản vẽ và tính toán thiết kế hạng mục cung cấp nước chữa cháy;
– Bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp cấp nước chữa cháy cho công trình quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.
Trong quá trình thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc về kỹ thuật của hệ thống theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam như sau:

Thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc về kỹ thuật

Thiết kế hệ thống cung cấp nước chữa cháy, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc về kỹ thuật

– Trong quá trình thiết kế, xây dựng các tuyến ống cấp nước cần tính toán gải pháp tăng cường lưu lượng nước khi có cháy theo các quy định về lưu lượng nước chữa cháy hiện hành. Trên mạng lưới đường ống cấp I, cấp II phải bố trí các trụ lấy nước chữa cháy. Không lắp đặt cây lấy nước, trụ lấy nước chữa cháy trên các ống chuyền tải chính của hệ thống cấp nước, trong trường hợp cần thiết chỉ lắp đặt cây lấy nước, trụ lấy nước chữa cháy tại các điểm phân mạng, đặt van chặn, xả khí, xả cặn.
– Khi thiết kế các cây lấy nước, trụ lấy nước chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu về lưu lượng, áp lực cần thiết theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC và được lắp đặt thống nhất trên toàn bộ hệ thống cung câp nước đô thị, khu công nghiệp.
– Vị trí các cây lấy nước, trụ lấy nước chữa cháy phải bố trí thuận tiện cho quá trình lấy nước, vận chuyển nước và phải có ký hiệu hoặc chỉ dẫn các vị trí đó.
– Các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung có hệ thống cấp nước hoặc có trạm bơm tăng áp riêng phải bố trí các máy bơm có lưu lượng, áp lực cao (áp lực đầu nguồn không nhỏ hơn 40 m cột nước) để có thể sử dụng trực tiếp chữa cháy từ các cây lấy nước, trụ lấy nước chữa cháy.
– Tại các phố, ngõ, hẻm không bố trí, lắp đặt được cây lấy nước, trụ lấy nước chữa cháy nỏi thì phải thiết kế, lắp đặt họng, trụ nước chữa cháy ngầm để đảm bảo cung cấp nước cho chữa cháy.
– Tại các khu dân cư có đường hẹp, không thể lắp đặt họng, trụ nước chữa cháy nổi hoặc ngầm hoặc không có hệ thống cấp nước tập trung, cần xây dựng các bể nước PCCC dự phòng cho từng khu vực theo hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát PCCC.
– Tại các ao, hồ, sông, suối, kênh…được quy hoạch làm nguồn nước cho PCCC, cần thiết kế và xây dựng các điểm lấy nước (bến, bãi, hố ga) thuận tiện cho xe chữa cháy lấy nước.

CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TÀI PHÁT
Địa Chỉ :  55/2T Lê Thị Hà – Xã Tân Xuân – Huyện Hóc Môn – TP HCM
Hotline :   0908 863 476 – 0946 028 138
Email :     pccctaiphat@gmail.com
Website : www.pccctaiphat.com